Điều bạn quan tâm ?
Theo nhiều nghiên cứu, phấn hoa đặc biệt giàu chất dinh dưỡng không những cho sức khoẻ mà còn hỗ trợ cải thiện sắc đẹp cho phụ nữ. Phấn hoa được đánh giá cao với thành phần dồi dào chất dinh dưỡng, không những thế còn vượt xa với thực phẩm như trứng, cá hồi, sữa,… Vậy tác dụng của phấn hoa như thế nào đối với sức khoẻ và sắc đẹp? Cùng Gia Việt Food tìm hiểu dưới đây nhé!
Tác dụng của phấn hoa đối với sức khoẻ
Phấn hoa được cộng đồng y khoa đặc biệt chú ý với thành phần hơn 250 hoạt chất khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường có sự nhầm lẫn giữa phấn hoa và mật ong. Trong phấn hoa chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, trong đó có vitamin, kháng sinh và đặc biệt là chất chống oxy hoá. Hàm lượng của các chất này sẽ khác nhau đối với loại hoa khác nhau. Không những thế, đối với những mùa khác nhau trong năm, chất lượng phấn hoa cũng sẽ có sự khác nhau.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thu hoạch phấn hoa tại các cây thông có chỉ số protein thấp hơn nhiều so với phấn hoa tại các cây cọ. Chính vì thế, đây cũng là một lưu ý khi lựa chọn phấn hoa. Rất nhiều tác dụng của phấn hoa giúp cơ thể khoẻ mạnh. Dưới đây là 3 tác dụng của phấn hoa đối với cơ thể:
Hỗ trợ các vấn đề về tim mạch
Hiện nay, căn bệnh hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới là các bệnh liên quan đến tim mạch. Phấn hoa là một thực phẩm có thể hỗ trợ giảm các nguy cơ về tim mạch của cơ thể. Trong phấn hoa chứa nhiều thành phần có khả năng giảm cholesterol trong máu.
Đối với những tật về mắt, đặc biệt là tật cận thị, khi đó các mạch máu ở mắt khó có khả năng mở rộng. Phấn hoa có thể sử dụng để hỗ trợ cải thiện tật này, giúp tầm nhìn xa hơn. Ngoài ra trong phấn hoa còn chứa chất chống oxy hoá, hỗ trợ giả khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hỗ trợ trong việc lưu thông mạch máu cơ thể.
Chống tiểu đường, dạ dày, gan
Trong thành phần của phấn hoa có chứa các chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, có thể giúp tránh những bệnh tật, dị ứng, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, phấn hoa ong còn được sử dụng để kháng khuẩn hiệu quả do trong thành phần có các vi khuẩn có lợi, tiêu diệt được những mầm bệnh, cải thiện sức khoẻ cho cơ thể.
Các thành phần trong phấn hoa có khả năng thải độc, giúp loại bỏ những độc tố trong cơ thể. Chính vì thế phấn hoa được đánh giá có khả năng bảo vệ gan hiệu quả, hỗ trợ giảm các tổn thương từ chất độc trong cơ thể gây ra, các tế bào trong gan thúc đẩy hồi phục tế bào nhanh chóng.
Hạn chế ung thư
Theo nghiên cứu với mẫu phấn hoa trong ống nghiệm cho thấy các thành phần trong phấn hoa có thể ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể, có khả năng giảm bệnh ung thư vú của nữ giới. Đặc biệt, các triệu chứng thời kỳ mãn kinh của phụ nữ thì phấn hoa có thể làm giảm chúng một cách hiệu quả, cải thiện tâm trạng và năng lượng dồi dào.
Xem thêm:
Phấn hoa có công dụng tuyệt vời trong làm đẹp
Không chỉ là một thực phẩm “thần kỳ” đối với cơ thể, mà phấn hoa còn được chị em phụ nữ sử dụng trong chăm sóc da hàng ngày của mình. Thành phần của phấn hoa chứa một hàm lượng lớn các vitamin có lợi và cải thiện hiệu quả đối với làn da. Tác dụng của phấn hoa có được giúp ngăn ngừa hiện tượng lão hoá da, hỗ trợ thúc đẩy hiệu quả sản sinh và tái tạo làn da rất tốt.
Phấn hoa có tác dụng hỗ trợ làm mịn màng da nhờ vitamin B có trong đó. Tế bào chết dần được loại bỏ, thay vào đó là làn da mịn màng, trắng sáng. Không những thế, chúng còn được áp dụng trong quá trình trị mụn. Các thành phần có trong phấn hoa giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp loại bỏ các bụi bẩn và ngăn ngừa mụn tái phát. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá còn làm giảm quá trình lão hoá của da.
Xem thêm: Gia vị chuẩn Tây Bắc thơm ngon, tốt cho sức khoẻ
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những tác dụng của phấn hoa đối với sức khoẻ và sắc đẹp. Việc sử dụng phấn hoa có nhiều tác dụng tốt không chỉ với sức khoẻ mà còn với làn da của bạn. Tuy nhiên cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua và sử dụng. Chúc bạn và gia đình khoẻ mạnh!
- 5 tác dụng của phấn hoa mật ong trong làm đẹp có thể bạn chưa biết
- 4 tác dụng của phấn ong đối với trẻ em các mẹ nên “bỏ túi”
- Công dụng của trà hoa cúc. Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
- Tìm hiểu bột nghệ mật ong có tác dụng gì trong chữa bệnh?
- Lá Và Quả Mắc Mật Tươi – 5 Công Dụng Không Ngờ Mà Bạn Chưa Biết